Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ



Nhân Chúa Nhật  XXXIV  thường niên Kính trọng thể Lễ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
Kết thúc năm phụng vụ 2013
 



 Chúng ta thử tìm hiểu một số Tượng Chúa Kitô trên thế giới.
-       Chúa Giêsu, Đức Kitô  Vua dang tay đứng trên đỉnh núi cao. tại Rio Brazil,ngọn núi Corcovado cao 704m,  đi thang máy lên cách đỉnh núi khoảng 100m và tiếp tục đi bộ khoảng 120 bậc thang là đến chân tượng Chúa.
Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1.145 tấn.

-       Chúa Kitô Vua ( núiTao Phùng) ở Vũng tàu. Với chiều dài 500m đi lên khoảng 1.000 bậc thang. Tượng được xây dựng 1974, do điêu khắc gia Văn Nhân và 50 thợ lành nghề thực hiện. Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; được đặt trên bệ khối chạm hình Tiệc ly. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Trong lòng tượng có thể chứa 100 người cùng một lúc.
mặt trước trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci “bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn “Đức chúa trao chìa khóa cho Phêrô”.


So với tượng Kitô Vua ở Rio de Janeiro ở Brazil thì tượng ở Vũng Tàu cao hơn 2 mét. Tượng Chúa ở Brazil đứng trên đỉnh núi Corcovado cao hơn 704 mét so với mực nước biển, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 170 mét của núi Nhỏ. Bệ tượng ở Brazil cao 8 mét, còn bệ tượng ở Vũng Tàu chỉ cao 4 mét.

Thực tế tính đến năm 2010 thì tượng Chúa Giêsu cao nhất thế giới là bức tượng tại Ba Lan với chiều cao 36m gồm cả vương miện và không có chân đế. Tuy nhiên kỷ lục này vừa bị qua mặt bởi bức tượng ở Pêru khánh thành tháng 6-2011 với chiều cao 37m được đặt trên bệ cao 15m. Bức tượng ở Rio de Janeiro chỉ cao 30m được đặt trên bục cao 8m và tượng Chúa Kitô ở Vũng Tàu cao 25m đặt trên bực cao 7m.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Đức Thánh Cha Phanxico lưu ý về nạm hối lộ



Đức Thánh Cha lưu ý về nạn hối lộ


Trong Thánh Lễ hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý những người có mặt về nguy cơ của nạn hối lộ, ngài nói những ai bất lương trong công vụ của họ là tự mình hủy hoại phẩm giá của mình.
Đức Thánh Cha nói về người quản gia bất lương trong bài Phúc Âm Thánh Luca ( 16,1-8 ) hôm nay: "Người này, người quản gia này mang tiền về nuôi gia đình, nhưng lại nuôi dưỡng con cái bằng ‘cơm gạo nhơ bẩn’!”

Đức Thánh Cha suy niệm trong bài giảng ngày hôm nay, trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Mác-ta, về người quản gia trong Phúc Âm Thánh Luca, bị lên án là bất lương, sau đó anh ta hối lộ những con nợ bằng cách bớt đi số tiền nợ, để khi bị sa thải những người này sẽ đón hắn về nhà nuôi.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh về cách thức Chúa Giêsu “cầu nguyện với Chúa Cha để xin cho các môn đệ của Người không rơi vào cạm bẫy của trần thế,” là những “kẻ thù” của họ.

Ngài nói: "Khi chúng ta nghĩ về quân thù, chúng ta thực sự luôn nghĩ đến sự dữ trước hết, vì chính sự dữ gây nguy hại cho chúng ta. Quân dữ ưa thích bầu khí và lối sống của trần thế. Và người quản gia này chính là một mẫu gương của đời sống trần tục."

Ngài tiếp: "Một số các bạn có thể nói: ‘Nhưng người này chỉ làm điều mà tất cả mọi người đều làm!’ Không phải vậy, không phải là tất cả mọi người! Một số viên chức công ty, một số giới chức công quyền và chính phủ, có lẽ không có bao nhiêu người."

"Nhưng đây là thái độ của việc đi tắt, một cách mưu sinh dễ dàng nhất."
vào cuối dụ ngôn, người chủ đã khen tên quản lý bất lương về hành động khôn khéo của hắn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh là “Lời khen này là về vụ hắn biết khéo léo hối lộ! và thói quen hối lộ là một thói tục hết sức tội lỗi."

Ngài nhấn mạnh "Đó là một thói quen không đến từ Thiên Chúa: Thiên Chúa chỉ thị cho chúng ta phải mang chén cơm về nhà qua công việc làm lương thiện của chúng ta!"

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Những đứa trẻ phải ăn “chén cơm dơ bẩn” do cha chúng mang về, và chúng có thể lại đang được “giáo huấn tại các đại học đắt tiền, và được nuôi dưỡng trong môi trường học thức, thì thực ra chúng đang bị “cha chúng cho ăn bùn đất, vì người cha khi mang chén cơm dơ bẩn về nhà đã đánh mất hết phẩm giá của mình!"

"Và đây là một tội nặng. Vì chúng ta có thể khởi đầu với một số tiền hối lộ nhỏ, nhưng sẽ bị tiêm nhiễm y như nghiền ma túy!"

Đức Thánh Cha giải thích: Bằng cách này chúng ta có thể tẩy trừ được thói quen hối lộ: vì mỗi khi có một “mưu toan trần thế” thì ngược cũng có những “khôn khéo của người Kitô” là làm những việc không theo tinh thần của trần thế, nhưng theo sự thật. Đây chính là điều Chúa Giêsu muốn nói, khi Người bảo các môn đệ phải khôn ngoan như con rắn, nhưng phải trong sạch như con bồ câu. Và muốn tổng hợp được hai đức tính này thì cần phải có “ân sủng của Chúa Thánh Thần,” một ân sủng chúng ta phải cầu xin để có.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài suy niệm bằng việc khuyến khích những ai hiện diện hãy cầu nguyện cho rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang bị nuôi dưỡng bằng “bánh gạo dơ bẩn do cha mẹ đem về nhà: họ cũng đói khát, nhưng đói khát về phẩm giá!"

Ngài tiếp: "Chúng ta hãy cầu nguyện, “Xin Chúa biến đổi trái tim của những ai đang trung thành với tinh thần ‘hối lộ’. Xin cho họ ý thức rằng phẩm giá đến từ những công việc làm quý giá, lương thiện, hàng ngày, thay vì qua những lối đi tắt."
Cuối cùng về người quản gia trong Phúc Âm, đã vơ vét cho mình nhiều vựa thóc lúa “đầy tràn khiến cho hắn không biết dùng làm gì,” Đức Thánh Cha nhắc rằng, Chúa Kitô đã nói với hắn: “Ngay đêm nay anh sẽ phải chết.”