Khi ta phán xét người kia, tức là ta chỉ thấy
được một mặt của họ, dù hôm qua họ không dễ thương, họ đã gây ra những vụng về
lầm lỗi, nhưng đứng trước mặt ta hôm nay là một con người mới, một tâm hồn đã
lành lặn, một cơ chế tâm thức đã chuyển hóa, thì lời phán xét kia không còn giá
trị đúng đắn nữa.
Câu chuyện thiếu phụ ở Nam Xương là một bài học rất lớn. Khi chàng
Trương lên đường chinh chiến, nàng Thiết ở nhà chăm sóc đứa con thơ dại. Đêm
đêm nàng dỗ con bằng cách chỉ bóng mình trên vách nhà phản chiếu từ một ngọn
đèn dầu mà bảo rằng “ Bố con đó “
Hơn một năm sau từ chiến trận trở về, chàng Trương vô cùng đau khổ vì đứa
bé không chịu nhận mình là bố, nó nói : “ Bố tối mới đến, hễ mẹ ngồi bố cũng ngồi,
mẹ đi bố cũng đi theo sau “ . Chàng Trương vốn tính đa nghi, nay nghe con trẻ
nói thế liền vội tin ngay. Dù chòm xóm hết mực khuyên lơn, nhưng chàng Trương vẫn
không nghe, khăng khăng phán quyết vợ mình đã phản bội. Nàng Thiết uất ức không
biết giải bầy cùng ai nên đành nhảy xuống sông tự tử.
Đêm về chàng Trương lại dỗ con bên ngọc đèn dầu hiu hắt, đứa bé nhìn lên
vách nhà và reo lên : “ Bố đến kìa” chàng chợt bàng hoàng tỉnh ngộ.
Để
đừng lập lại lầm lỡ của chàng Trương thì xin đừng để sự tự ái hay chủ quan che
khuất khả năng lắng nghe để tìm hiểu ngọn nghành trước khi buông lời phán quyết.